Nhà mồ Ba Chúc hứa hẹn sẽ là điểm tham quan mang đến bạn những phút giây lắng đọng trong hành trình du lịch An Giang. Đây là nơi phản ánh chân thật cuộc chiến tranh biên giới gây rúng động dư luận lúc bấy giờ. Hãy cùng Dịch Thuật Châu Á tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé.
1 Tổng quan về Nhà mồ Ba Chúc
Địa chỉ: thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Giờ mở cửa: 6h00 – 17h00 mỗi ngày
Xem thêm: thất sơn bảy núi

Lưu giữ hơn 3.157 bộ hài cốt
2 Hướng dẫn cách di chuyển tới điểm tham quan
Tuy nằm cách Thành phố Long Xuyên khoảng 72km và Châu Đốc chừng 40km. Nhưng sở hữu cung đường di chuyển khá thuận tiện cho việc đi lại tham quan. Các bạn từ phương xa có kinh nghiệm du lịch An Giang sẽ chọn đến tỉnh thành thuộc miền đất Tây Nam Bộ bằng các phương tiện đường dài như xe khách, limousine… trước. Tếp theo thuê xe máy, ô tô hoặc đón taxi khám phá các điểm nội thành. Rồi hướng dần về phía vùng ven.
Nếu phượt từ trung tâm Thành phố Long Xuyên tới điểm du lịch. Tín đồ xê dịch có thể xuất phát tại đường ĐT943 băng qua đường Nguyễn Trường Tộ. Sau khi rẽ trái vào QL91, hướng ĐT948 tới địa phận thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn. Khu di tích ở bên tay phải cách Suối Ô Đá đầy 2km di chuyển.
Cung đường khởi hành ở Châu Đốc thì dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần di chuyển tới Tân Lộ Kiều Lương. Quẹo trái vào Tỉnh lộ 955A rồi chạy chếch sang phải. Tại Cơ sở may Phúc Loan hướng qua cầu tới Quốc lộ N1 đã đặt chân tới nơi.

Bạn có thể đặt vé xe khách hoặc limousine
3Khám phá di tích lịch sử ghi dấu tội ác diệt chủng tại biên giới Việt Nam
3.1 Tìm hiểu về cuộc chiến Pol Pot trên địa bàn Ba Chúc
Tọa lạc dưới chân dãy núi thiêng vùng Thất Sơn và kề cạnh biên giới Việt Nam – Campuchia. Thị trấn Ba Chúc (trước kia là xã Ba Chúc) vào năm 1977 có dân số hơn 16.000 người. Sinh sống chủ yếu bằng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Từ ngày miền Nam giải phóng, nơi đây bắt đầu khắc phục hậu quả chiến tranh. Đồng thời chung tay xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
Thế nhưng yên bình chưa được bao lâu. Trấn nhỏ này lại phải đương đầu với cuộc chiến diệt chủng đêm 30/4/1977. Tiến công cùng lúc 14 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang miền Tây Nam Bộ. Pol Pot đã giết hại đồng bào ta một cách vô cùng man rợ.
Hơn 3.157 người dân Ba Chúc thiệt mạng từ ngày 18/4 đến 30/4/1978. Thương tổn nặng nề mà vùng quê hiền hòa này phải gánh chịu.Trong 12 ngày đêm chiếm đóng, chúng đi tới đâu cướp bóc tài sản, phá hủy nhà cửa, công trình công cộng và ra tay tàn độc với người dân ta. Không kể nam nữ, già trẻ tới đó.
Cảnh giết chóc hàng loạt diễn ra dã man khắp nơi đây. Từ nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu, phụ nữ bị hãm hiếp, đóng cọc. Đến trẻ em bị giết, xé đôi người hay nắm hai chân đập đầu vào gốc cây. Sau này không có bút mực nào có thể tả hết được. Cuộc chiến qua đi, Ba Chúc chỉ còn là mảnh đất tan hoang mang nỗi đau thương tột cùng. Đó là giai đoạn khó khăn nhất của thị trấn tỉnh An Giang này. Những ký ức kinh hoàng không thôi ám ảnh, dày vò những người ở lại.

Cuộc sống yên bình sau ngày giải phóng miền Nam
3.2 Tham quan khu Nhà mồ Ba Chúc An Giang
Xây dựng ngay khi cuộc chiến biên giới Tây Nam kết thúc năm 1979. Khi đó, điểm đến này có lối kiến trúc đơn giản theo hình lục giác. Với 4 cánh tay cầm 4 thanh kiếm đẫm màu cắm thẳng vào lòng đất. Biểu tượng thể hiện ý chí căm thù của người dân Việt Nam đối với bọn giết người man rợ Pol Pot. Năm 2013, di tích được tôn tạo lại. Mang đến một quần thể công trình rộng khoảng 5ha.
Với nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và 2 ngôi chùa là Tam Bửu, Phi Lai. Để giảm bớt không khí tang thương, chết chóc. Điểm nhấn là thiết kế hình hoa sen úp ngược có 8 cánh hoa sơn màu trắng. Mỗi cánh là nơi trưng bày một nhóm hài cốt được chia theo độ tuổi. Giới tính như 23 nam từ 16 đến 20 tuổi, 88 thiếu nữ từ 16 tới 20, 264. Trẻ em từ 3 đến 15 hay 86 phụ nữ trên 60 tuổi…

Không gian rộng rãi, nhiều ánh sáng cùng cách sắp xếp, trưng bày tinh tế
Nhà mồ Ba Chúc chắc chắn sẽ là khu di tích lịch sử mà bạn không thể bỏ lỡ. Thêm ngay địa điểm này vào Cẩm nang du lịch cá nhân. Để khi có dịp dừng chân nơi đây hiểu thêm về quê hương, đất nước mình. Đồng thời thêm trân quý những ngày tháng hòa bình mà cha ông ta đã đấu tranh và gìn giữ bạn nhé!